Tin tức

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Xét tuyển Điều dưỡng đa khoa - Trường trung cấp Y Hà Nội

Xét tuyển học bạ THPT, BTVH vào ngành Điều dưỡng đa khoa - Trường trung cấp Y Hà Nội
Tiền thân trường Trung cấp Y Hà Nội được thành lập trên cơ sở đổi tên trường của Trường Trung cấp Kỹ Thuật và Điều dưỡng Hà Nội. Quyết định thành lập số 4694/QĐ-UBND ngày 11/9/2009 và Quyết định đổi tên trường số: 4167/QĐ-UBND ngày 24/9/2012 của UBND Thành phố Hà Nội
Hoạt động theo Quyết định số 43/2008/QĐ – BGDĐT ngày 29/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp.
Thông tư số 35/2009/TT-BGDĐT ngày 03/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập.
1. Chức năng nhiệm vụ
-  Đào tạo Y sỹ Đa khoa, Điều dưỡng đa khoa, Dược sĩ , điều dưỡng chuyên khoa Nha khoa, Y sĩ – định hướng Y học dự phòng, Y sỹ chuyển đổi, Điều dưỡng chuyển đổi.
-  Hợp tác quốc tế nhân lực lao động điều dưỡng
2. Phương châm hoạt động
- Đảm bảo chất lượng và hiệu quả trọng tâm là dạy tốt và học tốt
- Liêm chính và uy tín với xã hội trong chất lượng đào tạo.
- Lấy người học là trung tâm trong quá trình giáo dục và đào tạo.
- Tinh thần tự chủ và chủ động trong xây dựng nhà trường.
- Liên tục sáng tạo trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Đoàn kết một lòng vì sự phát triển của trường, kỷ cương, hợp tác, công khai , minh bạch.
- Tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo.
- Tự hào với nghề nghiệp đào tạo nhân lực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Cơ sở Đào tạo Hà Nội: Phòng 206, số 1, Hoàng Văn Thụ - Phường Nguyễn Trãi - Hà Đông - Hà Nội; (Chỉ dẫn: Cách Bưu điện Hà Đông 200m, đối diện Trường Tiểu học Nguyễn Trãi); Điện thoại: 0971.60.91.91; 0983.895.591; Đăng ký học tại đây.
3. Mục tiêu của trường
- Đào tạo đội ngũ cán bộ y tế có kỹ năng và chuyên môn bậc trung cấp, có phẩm chất đạo đức và y đức tốt, tận tâm, phục phục vụ người bệnh
- Tăng cường và mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Tăng cường hợp tác giao lưu với các trường bạn trong và ngoài nước làm thước đo cho sự phát triển bền vững của nhà trường.
4. Ngành Đào tạo
- Điều dưỡng đa khoa
- Y sỹ đa khoa
- Dược sỹ trung cấp
- Điều dưỡng chuyên khoa Nha khoa (sau trung cấp)
- Y sỹ Y học dự phòng (sau trung cấp)
- Y sỹ chuyển đổi (văn bằng hai)
- Điều dưỡng chuyển đổi (hệ ngắn hạn)
5. Chương trình Đào tạo: Theo khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và theo hướng phát triển để hội nhập quốc tế.
6. Cơ sở thực hành: Các Bệnh viện Đa khoa tuyến 1 và tuyến 2 của thành phố Hà Nội.



Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Món ngon ngày rét.

Ba món nóng hổi ngày rét

1. Móng giò nấu giả cầy

Trời rét làm món giả cầy nóng hổi để cùng thưởng thức nhé.
Nguyên liệu:
- Móng giò: 1 cái (700 gr)
- Mẻ, mắm tôm, hành khô, riềng, bột nghệ, hành hoa, ngổ hương (vài ngọn), hạt nêm, bột canh.

Chế biến

- Riềng rửa thật sạch đất cát, thái lát nhỏ rồi đem xay (giã) nát. Hành khô bóc bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Hành hoa, ngổ hương nhặt bỏ rễ và lá già, rửa sạch, thái nhỏ.

Móng giò nấu giả cầy

- Dùng rơm (giấy trắng) bọc xung quanh móng giò rồi đốt cho đến khi móng giò xém vàng đều các mặt và có mùi thơm. Rửa sạch lại với nước, dùng dao cạo sạch những chỗ bị xém đen, rồi chặt móng giò thành những miếng nhỏ. Ướp móng giò với riềng, bột nghệ và một ít hành, mẻ, mắm tôm, bột canh, hạt nêm. Để móng giò vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng cho thật ngấm gia vị.
- Làm nóng dầu ăn trong một chiếc nồi, rồi cho hành vào phi thơm.
- Chút móng giò vào xào. Đảo đều tay liên tục cho đến khi thịt săn lại thì cho thêm nước vào ngập mặt thịt. Đun đến khi nước sôi thì hạ lửa.
- Ninh móng giò cho đến khi chín mềm (nhưng thịt không quá nhũn) thì nêm thêm mẻ, mắm tôm, gia vị sao cho vừa miệng (có thể cho thêm tí xíu đường để làm giảm độ mặn của mắm tôm). Đun sôi thêm trong vòng vài phút thì cho hành hoa và ngổ hương vào đảo đều rồi tắt bếp.
Cho móng giò nấu giả cầy ra bát, ăn cùng cơm hoặc bún đều ngon.

2. Sườn nấu dưa chua

Trời rét thế này mà được bát canh sườn dưa chua nóng hổi thì còn gì bằng các bạn nhỉ. Hãy làm ngay tối nay nhé!
Món sườn nấu chua này vừa ngon, vừa rẻ lại dễ làm. Cùng thưởng thức vào ngày cuối tuần này bạn nhé!
Nguyên liệu:
- Dưa chua (tự làm hoặc mua ngoài hàng)
- 200g sườn
- 2 quả cà chua
- Hành hoa
- Lạc
- Mắm
- 2 thìa cà phê đường
- Thì là thái nhỏ

 Sườn nấu dưa chua

Chế biến

- Chuẩn bị nồi nước, cho sườn vào sao cho ngập sườn, ninh trong vòng 15-20 phút. Khi gần hết thời gian, dùng muôi vớt phần bọt nổi bên trên.
- Dưa chua rửa qua nước nếu quá chua. Cho dầu ăn vào chảo, hành thái nhỏ cho vào phi thơm. Cà chua xắt miếng cho vào xào cùng khi hành đã thơm. Nêm chút mắm, 2 thìa cà phê đường. Lạc cho vào xào cùng với cà khoảng 5 phút cho ngấm đều gia vị.
- Cuối cùng, đổ nước và sườn vào nấu cùng hỡn hợp cà chua, lạc cho sôi, tầm 10 phút. Cho dưa vào cuối cùng, tầm 5 phút cuối. Khi bắc món ăn ra, rắc hành hoa, thì là thái nhỏ lên trên.
Ăn khi còn nóng cùng với cơm trắng thì còn gì bằng khi tiết trời giá rét thế này.

3. Vịt nấu chao

Nguyên liệu:

- 1 con vịt
- 1 củ khoai môn
- 1 bó rau muống.
- 1 hũ chao vừa.
- 1 trái dừa xiêm.
- 1 cân bún tươi.
- Gừng, tỏi, ớt..

Vịt nấu chao

Chuẩn bị
- Làm cho sạch vịt, bạn nhớ lấy 2 cục hôi ngay ở phao câu vịt nếu bỏ sót điều này thì sẽ rất hôi và không ăn được.
- Băm gừng nhuyễn + 1 ít rượu trắng trộn đều chà sát vào toàn bộ da vịt để khử mùi đặc trưng của vịt.
- Rửa sạch vịt một lần nữa. Chặt vịt ra thành từng miếng vừa đủ ăn, sau đó đem thịt vịt vào thố để ướp gia vị.
- Ta cho vào 3 muỗng cafe nước mắm, 10 miếng chao nhỏ, 1 muỗng cafe đường, 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe bột ngọt, 1 nhánh gừng nhỏ băm, 1 ít tỏi băm. Bạn đeo bao tay, bóp thịt trộn đều bằng tay, để cho thịt vịt thấm.

Chế biên

- Cho 4 muỗng canh dầu vào nồi, đợi cho nóng, ta bỏ tỏi và phi cho thơm, xong bỏ thịt vịt vào xào cho săn thịt lại mới đổ nước dừa cho ngập thịt.
- Khi nước rút xuống thì phải châm thêm nước đảm bảo thịt phải ngập nước, thịt vịt vừa mềm mới đổ khoai môn vào, để sôi lại một lúc dùng đũa bẻ thử khoai thấy mềm là được.
- Các bạn nêm lại một lần nữa theo khẩu vị của người ăn.
- Ngoài món này ra, bạn có thể biến tấu thành món vịt nấu măng, vịt nấu tiêu... cũng đều hấp dẫn cả.
Cách làm nước chấm:
- Cho 4 miếng chao vào chén, sau đó cắt nửa trái chanh vắt nước vào, bỏ 2 muỗng cafe đường vào đánh tan cho đều, thêm tỏi và ớt bằm vào (mặn, ngọt, chua, cay các bạn có thể thêm bớt tùy thích sau cho vừa khẩu vị).
Chúc các bạn ngon cơm ngày trời rét nhé!
Các món tham khảo thêm
==> Món ngon mùa đông - Lẩu riêu cua bắp bò.

==> Bữa cơm Chủ nhật ngon ơi là ngon!

==> Đăng ký học ngành kỹ thuật chế biến món ăn tại đây.

Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Văn bằng 2 ngành Kỹ thuật chế biến món ăn - Tin tức 24h

Nhằm cung cấp nguồn lực đáp ứng nhu cầu thực tế của ngành Kỹ thuật chế biến món ăn cho các nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể, bếp ăn công nghiệp,bếp ăn tại các trường mầm non, khu du lịch, làng nướng… chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Chế biến món ăn được thiết kế dựa trên nhu cầu xã hội, đặc biệt chú trọng về phần tay nghề.
TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ HÀ NỘI THÔNG BÁO TUYỂN SINH HỆ VĂN BẰNG 2
NGÀNH KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN (MÓN ĂN)
Cấp bằng trung cấp chính quy của trường trung cấp bách nghệ Hà Nội
Kịp đợt thi công chức các sở năm 2016
Học vào các ngày thứ 7 và chủ nhật, ra trường tháng 06/2016

Thông tin bổ sung

Đối tượng tuyển sinh: Người có bằng trung cấp nghề trở lên
Hình thức tuyển sinh: xét tuyển
Bán và nhận hồ sơ: từ 05/06/2015 đến 15/12/2015
Nhập học: Các ngày trong tuần 
Dự kiến khai giảng: 5/09/2015
Lệ phí xét tuyển: 30.000đ
Không trả lại hồ sơ nếu không trúng tuyển
Dự kiến tốt nghiệp tháng 6 năm 2016
(Gọi điện đăng kí trước khi đến nộp hồ sơ đển tránh nhầm lẫn)
Hồ sơ bao gồm (Đăng ký học tại đây)
Bộ hồ sơ học sinh, sinh viên
Bản sao bằng và bảng điểm công chứng
Giấy khai sinh bản sao có công chứng
04 ảnh 4x6 và 04 ảnh 3x4 mới nhất
Bằng PTTH công chứng
CMT công chứng
Bộ hồ sơ trung cấp chuyên nghiệp theo mẫu của bộ giáo dục năm 2015
Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Lựa chọn nghề nghiệp tốt – cơ hội rộng mở cho tương lai

Nghề nghiệp theo nghĩa chung là dành để chỉ những công việc sẽ gắn với bản thân của mỗi người trong hầu hết phần lớn khoảng thời gian quan trọng trong đời mỗi con người. Việc đi sai hướng trong nghề nghiệp sẽ mang đến nhiều bất lợi trong cuộc sống của bạn sau này. Do đó, việc lựa chọn tốt nghề nghiệp là một điều tối cần thiết đối với các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường. Nhưng không phải bạn trẻ nào cũng có cái nhìn nghiêm túc về điều này.
Để lựa chọn cho mình được một nghề nghiệp tốt chính là định hướng cho chính bản thân mình đi theo một nghề nào đó và cũng chính là nghiệp đi theo bản thân mình tới suốt cả cuộc đời. Để biết mình có phù hợp với ngành nghề nào đó không thì trước tiên phải xem xét kỹ xem bản thân mình mong muốn theo đuổi ngành nghề nào và tìm hiểu ngành nghề đó qua người thân, bạn bè, những người đi trước hay chính những người trong nghề để biết những yêu cầu cần thiết của nghề mà ta có thể đáp ứng được hay không. Có những bạn hợp với ngành công nghệ thông tin nhưng lại theo đuổi mong muốn làm ca sĩ với chất giọng thì dở tệ…
Lựa chọn nghề nghiệp tốt - cơ hội rộng mở cho tương lai
Lựa chọn nghề nghiệp tốt – cơ hội rộng mở cho tương lai
Do không được tư vấn về nghề nghiệp nên rất nhiều bạn trẻ chỉ tìm hiểu thông tin về các ngành, các trường sơ qua Internet hay chạy theo bạn bè vào những trường top đầu và có độ “hot”.  Vì vậy mà ngay khi bước chân vào giảng đường đại học các bạn thấy khủng hoảng ngoài sức tưởng tượng trước cuộc sống đại học với ngành học chung chung về ngành nghề đã “đâm lao”.
Có không ít bạn sinh viên vì theo bạn bè cùng sự lựa chọn thiếu hiểu biết mà chính các bạn ấy bị tụt lại phía sau dẫn đến việc chán chường việc học và khiến các bạn co mình lại trước bạn bè, xã hội.
T.H: “Trước khi thi đại học, thay vì để ý đến ngành mình thi có phù hợp với bản thân không thì em lại chỉ chăm chăm đi tìm hiểu học sư phạm sẽ vất vả và không hợp với người như mình.Để rồi thấy tiếc cho 1 năm đã không như ý. Giờ đây, em muốn thay đổi lại sự lựa chọn của mình với ngành sư phạm mầm nonTuy sẽ có những vất vả nhưng vì yêu trẻ và có đam mê với nghề. Em tin mình sẽ làm được”.
Việc lựa chọn tốt nghề nghiệp sẽ cho bạn những lựa chọn sáng suốt cùng những cơ hội rộng mở trong tương lai. Điều đặc biệt là bạn sẽ không bị lãng phí thời gian một cách vô ích.  Chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn.
Đọc tiếp ...

Bộ Giáo dục công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia

Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố 13 đề thi mẫu của 8 môn (Ngoại ngữ có 6 đề minh họa) kỳ thi THPT quốc gia 2015 giúp thí sinh làm quen.
Nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh dự thi, Bộ Giáo dục giới thiệu các đề thi minh họa, kèm theo đáp án để giáo viên và học sinh tham khảo. Các đề thi minh họa sẽ không được sử dụng làm đề thi chính thức, nhưng qua đó học sinh sẽ hình dung được mức độ yêu cầu của đề thi chính thức để ôn tập.
Đề minh họa và đáp án
Môn Ngoại ngữ
Tiếng Anh
Tiếng Nga
Tiếng Pháp
Tiếng Trung
Tiếng Đức
Tiếng Nhật
 
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 được xây dựng trên cơ sở đáp ứng mục đích tổ chức thi để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Đề thi đặt ra yêu cầu ở 2 mức độ cơ bản và nâng cao, tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014. Trong đó, tỷ lệ điểm dành cho mức độ cơ bản chiếm khoảng 60% tổng số điểm và cho mức độ nâng cao chiếm khoảng 40% tổng số điểm để đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh.
Đề thi ra theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi vận dụng kiến thức, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Đề thi các môn khoa học xã hội tiếp tục ra theo hướng mở.
Về hình thức, đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn; trong đó tỷ lệ điểm dành cho phần đọc hiểu chiếm khoảng 30% tổng số điểm. Đề thi các môn Ngoại ngữ có 2 phần: phần viết và phần trắc nghiệm; trong đó tỷ lệ điểm dành cho phần viết chiếm khoảng 20% tổng số điểm.
Hoàng Thùy
Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Thí sinh có thể tham gia xét tuyển vào 5 đợt khác nhau

(Dân trí) - Theo dự thảo hướng dẫn tổ chức công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015 của Bộ GD-ĐT, sau khi tham dự kì thi THPT quốc gia thí sinh sẽ được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi để có thể tham gia xét tuyển vào 5 đợt khác nhau.

Các đợt cụ thể như sau:

Xét tuyển nguyện vọng 1: từ ngày 1 đến 20/8 (công bố điểm trúng tuyển chậm nhất ngày 25/8);
Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1: từ ngày 5/8 đến hết ngày 15/9 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/9);
Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2: từ ngày 20-9 đến hết ngày 5/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 10/10);
Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 3: từ ngày 10 đến hết ngày 25/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 31/10);
Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 4 (các trường CĐ): từ ngày 31/10 đến hết ngày 15/11 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/11).
Hướng dẫn cũng đưa ra điều kiện tham gia xét tuyển của thí sinh. Theo đó, đối với thí sinh đăng kí vào trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển thì phải đáp ứng đủ điều kiện tham gia tuyển sinh quy định tại Điều 6 của Quy chế tuyển sinh; Đã đăng kí sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH, CĐTổng điểm các môn thi của khối thi dùng để xét tuyển không thấp hơn điểm xét tuyển do trường quy định và không có môn thi nào trong khối thi dùng để xét tuyển có kết quả từ 1 điểm trở xuống.
Bên cạnh đó, đáp ứng các yêu cầu khác về điều kiện xét tuyển do trường quy định và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường.
Đối với thí sinh đăng kí vào trường tổ chức tuyển sinh riêng thì yêu cầu có đủ điều kiện tham gia tuyển sinh quy định tại Điều 6 của Quy chế tuyển sinh; Đáp ứng các yêu cầu xét tuyển quy định tại Đề án tự chủ tuyển sinh của trường.
Công bố thông tin liên quan tới từng đợt xét tuyển
Bộ GD-ĐT cho biết, trước mỗi đợt xét tuyển, các trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử các nội dung sau: Chỉ tiêu của các ngành hoặc nhóm ngành (gọi chung là ngành) đối với đợt xét tuyển đó.
Tổ hợp các môn thi dùng để xét tuyển vào từng ngành. Trường hợp sử dụng nhiều tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành, trường cần quy định rõ cách thức xét tuyển đối với từng tổ hợp. Lưu ý dành ít nhất 75% chỉ tiêu xét tuyển của ngành cho các khối thi đã được trường sử dụng để xét tuyển vào ngành đó ít nhất 2 năm kể từ năm 2014 (khối thi truyền thống)Cách thức xử lý khi các thí sinh có cùng điểm xét tuyển; các điều kiện bổ sung (nếu có).
Điểm xét tuyển của trường hoặc đối với từng ngành theo từng tổ hợp môn thi được trường sử dụng để xét tuyển. Điểm xét tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định và đảm bảo yêu cầu: điểm xét tuyển đợt xét tuyển sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước.
Xét bình đẳng các nguyện vọng của thí sinh
Các trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, sau khi trừ số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số học sinh dự bị của trường và học sinh các trường Dự bị đại học được phân về trường); căn cứ vào thống kê điểm do máy tính cung cấp đối với các đối tượng và khu vực dự thi; căn cứ vào quy định về khung điểm ưu tiên và vùng tuyển; căn cứ điểm xét tuyển của từng đợt xét tuyển do trường quy định, Ban thư ký trình Hội đồng tuyển sinh trường xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển;
Khi thí sinh đăng kí vào trường nhiều hơn 1 nguyện vọng, các nguyện vọng của thí sinh đều được xét tuyển một cách bình đẳng. Nếu thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển ở nhiều nguyện vọng đã đăng kí, thí sinh sẽ chỉ trúng tuyển ở nguyện vọng có thứ tự ưu tiên cao nhất trong danh sách đăng kí của thí sinh.
Trong thời gian nhận hồ sơ của mội đợt xét tuyển, ba ngày một lần các trường công bố trên trang thông tin điện tử của mình danh sách các thí sinh đã đăng kí xét tuyển vào trường theo từng ngành và xếp theo kết quả thi từ cao đến thấp;
Khuyến khích các trường công bố kết quả trúng tuyển tạm thời cập nhật đến ngày công bố.
Quy trình, hồ sơ đăng kí xét tuyển (ĐKXT)
Xét tuyển nguyện vọng I: Thí sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển đợt I để đăng kí vào 01 trường (ĐH, CĐ), mỗi trường thí sinh được đăng kí tối đa 4 nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.
Trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng I, nếu cần thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng kí ở trường đó hoặc rút hồ sơ để đăng kí sang trường khác; Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng I, không được đăng kí ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Xét tuyển các nguyện vọng bổ sung: Chỉ có những thí sinh trượt nguyện vọng I mới được tham gia xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Thí sinh có thể dùng đồng thời 3 giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đăng kí tối đa vào 3 trường và mỗi trường được đăng kí tối đa 4 nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.
Trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được rút hồ sơ. Sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển thí sinh được rút hồ sơ để đăng kí xét tuyển trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo; Thí sinh đã trúng tuyển vào trường, không được tham gia xét tuyển ở đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo.
Hồ sơ ĐKXT bao gồm: Phiếu đăng kí xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển, được đăng kí 4 ngành của một trường cho mỗi đợt xét tuyển, các nguyện vọng được xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Mỗi nguyện vọng cần chỉ rõ ngành đăng kí xét tuyển và tổ hợp môn thi dùng để xét tuyểnBản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi ghi rõ đợt xét tuyển và điểm của tất cả các môn thi mà thí sinh đã đăng kí dự thi có đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi; 01 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
Trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường.
Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.
Để tạo điều kiện cho người tham gia ĐKXT, Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường ĐH, CĐ nhận và trả hồ sơ ĐKXT theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, các trường cần có quy định cụ thể và công bố công khai để thí sinh thực hiện đúng quy địnhLệ phí ĐKXT được thực hiện theo Quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính - Bộ GD-ĐT quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh).
Cũng theo Bộ GD-ĐT, để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh đăng kí xét tuyển vào ĐH, CĐ qua kì thi THPT quốc gia, ngay sau khi chấm thi xong, các trường ĐH chủ trì cụm thi, in và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh qua sở GDĐT để chuyển cho thí sinh; Sở GDĐT Nhận và chuyển Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh đúng thời gian quy định, không để xảy ra thất lạc hoặc chuyển chậm ảnh hưởng đến thời gian đăng kí xét tuyển của thí sinh.
Theo hướng dẫn, để được hưởng chế độ ưu tiên trong tuyển sinh thì thí sinh phải có sao hợp lệ giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên.
Đối với thí sinh thuộc đối tượng người có công với cách mạng hoặc con của người có công với cách mạng, giấy chứng nhận để hưởng ưu tiên là bản sao hợp lệ Quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với người có công của sở lao động - thương binh và xã hội.
Trường hợp chưa kịp làm thủ tục để được hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp theo quy định, cần phải cung cấp đầy đủ hồ sơ được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ, quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
Nguyễn Hùng
Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Thí sinh được chọn môn ngoại ngữ ở kì thi THPT quốc gia

Dân trí) - Thi THPT quốc gia, với môn Ngoại ngữ, thí sinh được tự chọn để đăng ký dự thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức hoặc Tiếng Nhật. Thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông.

Đây là thông tin được Bộ GD-ĐT đưa ra trong dự thảo hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia, xét công nhận tốt nghiệp THPT  công bố ngày 19/3
Thí sinh được chọn môn ngoại ngữ ở kì thi THPT quốc gia
Thí sinh được đăng ký dự thi nếu không có Giấy chứng minh nhân dân thì sẽ được cấp một mã số gồm 12 ký tự để quản lý.
Theo dự kiến của Bộ GD-ĐT, các sở GD-ĐT quyết định các điểm đăng ký dự thi đảm bảo thuận tiện cho thí sinh; chỉ đạo các trường phổ thông tổ chức cho các đối tượng thí sinh đăng ký dự thi theo đúng quy chế.
Bộ GD-ĐT cũng lưu ý, các trường phổ thông hướng dẫn cụ thể việc đăng ký dự thi và có những biện pháp tích cực giúp thí sinh có đủ các loại giấy chứng nhận để được hưởng cộng điểm khuyến khích và điểm ưu tiên (nếu có); xem xét điều kiện dự thi, tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ và không đủ điều kiện dự thi. Thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi theo đúng quy định của Bộ GDĐT. Các thông tin về mã tỉnh, mã huyện (quận), xã (phường), mã trường phổ thông, khu vực, đối tượng ưu tiên do Bộ GDĐT quy định.
Những chứng chỉ được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT được quy định tại Công văn số 6031/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 23/10 năm 2014 về việc điều chỉnh, bổ sung miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2015. Thí sinh được sử dụng chứng chỉ môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông để được miễn thi môn này trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2015.
Những lưu ý trước khi làm hồ sơ
Về việc xác định điểm bảo lưu của thí sinh đăng ký dự thi, Bộ GD-ĐT hướng dẫn: Đối với thí sinh đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014: trường phổ thông căn cứ kết quả dự thi năm 2014 (nếu có) để xác định điểm bảo lưu cho thí sinh; Đối với thí sinh tự do đến từ cơ sở giáo dục khác thì yêu cầu có xác nhận kết quả thi của trường phổ thông hoặc nơi thí sinh đăng ký dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014.
Thí sinh tự do dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, được chọn địa điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại một trong các điểm đăng ký dự thi do sở GDĐT quy định nhưng phải dự thi tại cụm thi theo quy định, giống như các thí sinh đang học tại trường phổ thông.
Thí sinh tự do dự thi chỉ để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ được đăng ký dự thi tại cụm thi phù hợp với điều kiện của thí sinh.
Thí sinh tự do bị mất bản chính học bạ THPT nhưng có nguyện vọng được dự thi năm 2015 phải có xác nhận lại bản sao học bạ được cấp, trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc căn cứ vào hồ sơ dự thi của các kỳ thi trước.
Ảnh của thí sinh dự thi là ảnh màu kiểu Giấy chứng minh nhân dân và được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng.
Bản chứng thực của các hồ sơ liên quan là bản photocopy được cơ quan công chứng xác nhận. UBND cấp xã xác nhận về cư trú và có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương của thí sinh; cơ quan chuyên môn cấp huyện xác nhận các điều kiện được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên khác theo quy định tại Điều 36 của Quy chế thi.
Sử dụng phần mềm online để quản lý thi
Từ ngày 01/4/2015 đến ngày 30/4/2015, các điểm đăng ký dự thi thực hiện: thu Hồ sơ đăng ký dự thi gồm 02 Phiếu đăng ký dự thi, 02 ảnh 4x6 và một phong bì thư ghi rõ họ tên địa chỉ nhận của thí sinh để trong Túi đựng hồ sơ theo mẫu của Bộ GD-ĐT. Ngày 30/4/2015 hết hạn đăng ký dự thi, thí sinh không được đổi môn thi đã đăng ký dự thi và môn đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, thí sinh khi đi làm thủ tục dự thi phải có Giấy chứng minh nhân dân. Chính vì thế, các sở GD-ĐT, các trường phổ thông hướng dẫn để học sinh có Giấy chứng minh nhân dân trước khi nộp Phiếu đăng ký dự thi. Trong trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân thì phần mềm quản lý thi sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý.
Thí sinh sau khi nộp Phiếu đăng ký dự thi sẽ được nơi tiếp nhận Phiếu đăng ký dự thi cấp một tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào phần mềm quản lý thi qua internet tại địa chỉ http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn
Tài khoản này được thí sinh dùng để đăng nhập vào phần mềm quản lý thi từ khi đăng ký dự thi đến khi xem kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT, xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Để bảo mật thông tin, khi nhận được tài khoản và mật khẩu thí sinh nên thay đổi ngay mật khẩu. Thí sinh cần giữ kín tài khoản và mật khẩu của mình.
Giao diện phần mềm quản lý thi online của Bộ GD-ĐT
Giao diện phần mềm quản lý thi online của Bộ GD-ĐT
Trong trường hợp thí sinh quên tài khoản và mật khẩu thì có thể xin cấp lại bằng cách liên hệ với nơi nộp Phiếu đăng ký dự thi, hoặc sử dụng chức năng gửi mật khẩu về email (địa chỉ email đã ghi trong Phiếu đăng ký dự thi) trên hệ thống.
Tùy từng thời điểm, khi đăng nhập vào phần mềm quản lý thi, thí sinh có thể biết được các thông tin như: Thông tin đăng ký dự thi (phản hồi các sai sót nếu có trước ngày 30/4/2015); thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT (phản hồi các sai sót nếu có trước ngày 30/5/2015); Giấy báo dự thi; Địa điểm thi; Kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT; Kết quả xét tuyển sinh ĐH, CĐ.
Lịch thi dự kiến của kì thi THPT Quốc gia cụ thể như sau:
Ngày
Buổi
Môn thi
Thời gian
làm bài
Giờ
phát đề thi cho thí sinh
Giờ bắt đầu
làm bài
30/6/2015
SÁNG
từ 8 giờ
Thí sinh làm thủ tục dự thi: nhận Thẻ dự thi và đính chính các sai sót (nếu có)
01/7/2015
SÁNG
Toán
180 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
CHIỀU
Ngoại ngữ
90 phút
13 giờ 45
14 giờ 00
02/7/2015
SÁNG
Ngữ văn
180 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
CHIỀU
Vật lí
90 phút
13 giờ 45
14 giờ 00
03/7/2015
SÁNG
Địa lí
180 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
CHIỀU
Hóa học
90 phút
13 giờ 45
14 giờ 00
04/7/2015
SÁNG
Lịch sử
180 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
CHIỀU
Sinh học
90 phút
13 giờ 45
14 giờ 00
Kì thi THPT quốc gia tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ. Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thi theo hình thức tự luận; các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm; các môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm. Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: Đọc hiểu và làm văn.
Nguyễn Hùng
Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Bộ Giáo dục công bố danh sách cụm thi THPT quốc gia

(Dân trí) - Ngày 16/3, Bộ GD-ĐT đã công bố danh sách cụm thi THPT quốc gia 2015. Theo đó, cả nước có 38 cụm thi, riêng Hà Nội và TP.HCM, mỗi đơn vị có 8 cụm thi.
Thí sinh cần chuẩn bị điều kiện ôn tập tốt nhất cho kỳ thi 2015!

Thí sinh cần chuẩn bị điều kiện ôn tập tốt nhất cho kỳ thi 2015!
Danh sách cụ thể của từng cụm thi như sau:
1. Các cụm thi đặt tại Thành phố Hà Nội
Khu vực Hà Nội có 08 cụm thi do các trường đại học (ĐH) chủ trì như sau:
Cụm thi số 1: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội;
Cụm thi số 2: Trường ĐH Kinh tế quốc dân;
Cụm thi số 3: Trường ĐH Thủy lợi;
Cụm thi số 4: Học viện Kỹ thuật quân sự;
Cụm thi số 5: Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội;
Cụm thi số 6: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội;
Cụm thi số 7: Trường ĐH Lâm nghiệp;
Cụm thi số 8: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Các cụm thi này dành cho thí sinh của Thành phố Hà Nội và 05 tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Bắc Ninh.
2. Các cụm thi đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh
Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có 08 cụm thi do các trường ĐH chủ trì như sau:
Cụm thi số 9: ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh;
Cụm thi số 10: Trường ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh;
Cụm thi số 11: Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh;
Cụm thi số 12: Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh;
Cụm thi số 13: Trường ĐH Sài Gòn;
Cụm thi số 14: Trường ĐH Tôn Đức Thắng;
Cụm thi số 15: Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh;
Cụm thi số 16: Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh.
Các cụm thi này dành cho thí sinh của Thành phố Hồ Chí Minh và 06 tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Thuận và Tây Ninh.
3. Các cụm thi đặt tại Thành phố Hải Phòng
Khu vực Hải Phòng có 02 cụm thi do các trường đại học (ĐH) chủ trì như sau:
Cụm thi số 17: Trường ĐH Hàng hải Việt Nam;
Cụm thi số 18: Trường ĐH Hải Phòng (phối hợp với Trường Đại học Giao thông vận tải).
Các cụm thi này dành cho thí sinh của Thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hải Dương.
4. Các cụm thi đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác
Cụm thi số 19: đặt tại tỉnh Sơn La, do Trường ĐH Tây Bắc chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội), dành cho thí sinh của 02 tỉnh: Điện Biên và Sơn La
Cụm thi số 20: đặt tại tỉnh Thái Nguyên, do ĐH Thái Nguyên chủ trì, dành cho thí sinh của 05 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kạn và Thái Nguyên.
Cụm thi số 21: đặt tại tỉnh Tuyên Quang, do Trường ĐH Tân Trào chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2), dành cho thí sinh của 02 tỉnh: Hà Giang và Tuyên Quang.
Cụm thi số 22: đặt tại tỉnh Phú Thọ, do Trường ĐH Hùng Vương chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Mỏ - Địa chất), dành cho thí sinh của 04 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Lai Châu.
Cụm thi số 23: đặt tại tỉnh Thái Bình, do Trường ĐH Y Thái Bình chủ trì, dành cho thí sinh của 02 tỉnh: Thái Bình và Hưng Yên.
Cụm thi số 24: đặt tại tỉnh Thanh Hóa, do Trường ĐH Hồng Đức chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Y Hà Nội), dành cho thí sinh của 02 tỉnh: Thanh Hóa và Ninh Bình.
Cụm thi số 25: đặt tại tỉnh Nghệ An, do Trường ĐH Vinh chủ trì, dành cho thí sinh của 02 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh.
Cụm thi số 26: đặt tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, do ĐH Huế chủ trì, dành cho thí sinh của 03 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Cụm thi số 27: đặt tại Thành phố Đà Nẵng, do ĐH Đà Nẵng chủ trì, dành cho thí sinh của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Cụm thi số 28: đặt tại tỉnh Bình Định, do Trường ĐH Quy Nhơn chủ trì, dành cho thí sinh của 02 tỉnh: Bình Định và Quảng Ngãi.
Cụm thi số 29: đặt tại tỉnh Gia Lai, do Cơ sở Trường ĐH Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh Gia Lai chủ trì, dành cho thí sinh của các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum.
Cụm thi số 30: đặt tại tỉnh Đắk Lắk, do Trường ĐH Tây Nguyên chủ trì, dành cho thí sinh của 02 tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông.
Cụm thi số 31: đặt tại tỉnh Lâm Đồng, do Trường ĐH Đà Lạt chủ trì, dành cho thí sinh của các tỉnh: Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Cụm thi số 32: đặt tại tỉnh Khánh Hòa, do Trường ĐH Nha Trang chủ trì, dành cho thí sinh của 02 tỉnh: Khánh Hòa và Phú Yên.
Cụm thi số 33: đặt tại Thành phố Cần Thơ do Trường ĐH Cần Thơ chủ trì, dành cho thí sinh của Thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang.
Cụm thi số 34: đặt tại tỉnh Đồng Tháp, do Trường ĐH Đồng Tháp chủ trì, dành cho thí sinh của 02 tỉnh: Đồng Tháp và Long An
Cụm thi số 35: đặt tại tỉnh Trà Vinh, do Trường ĐH Trà Vinh chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh), dành cho thí sinh của 02 tỉnh: Trà Vinh và Vĩnh Long.
Cụm thi số 36: đặt tại tỉnh Tiền Giang, do Trường ĐH Tiền Giang chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh), dành cho thí sinh của 02 tỉnh: Tiền Giang và Bến Tre.
Cụm thi số 37: đặt tại tỉnh An Giang, do Trường ĐH An Giang chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh), dành cho thí sinh của 02 tỉnh: An Giang và Kiên Giang.
Cụm thi số 38: đặt tại tỉnh Bạc Liêu, do Trường ĐH Bạc Liêu chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Y Dược Cần Thơ), dành cho thí sinh của 02 tỉnh: Bạc Liêu và Cà Mau./.
Sưu tầm: Hà Văn Vẻ
Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Tuyển sinh liên thông bất ngờ được “cởi trói”

(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH. Theo dự thảo này thì việc tuyển sinh đào tạo liên thông được “cởi trói” một cách bất ngờ với hai phương thức thi tuyển và xét tuyển.

Dự thảo mà Bộ GD-ĐT công bố cho biết, tuyển sinh liên thông có thể được thực hiện bằng các phương thức sau: thi tuyển hoặc xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Cụ thể, về phương thức thi tuyển thì các trường tự ra đề thi và tổ chức thi tuyển. Các môn thi tuyển gồm: môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề và phải thông báo công khai trong thông báo tuyển sinh của trường.
Trường xây dựng và ban hành Quy chế tuyển sinh liên thông. Quy chế của trường không được trái với Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy đối với liên thông chính quy và Quy chế tuyển sinh hệ vừa làm vừa học đối với liên thông vừa làm vừa học.
Về phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia của thí sinh dự thi tại các cụm thi do trường đại học chủ trì thì trường công bố tổ hợp các môn xét tuyển vào các ngành tương ứng; Không được xét tuyển những thí sinh có kết quả thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Một trong những điểm mới về quy định đào tạo liên thông được vào trong dự thảo đó là việc xét tuyển thẳng. Dự thảo cho hay, người có bằng trung cấp loại giỏi trở lên hoặc người có bằng trung cấp loại khá nhưng đã có ít nhất 2 năm làm việc theo ngành hoặc nghề đã được đào tạo, có trình độ văn hóa đáp ứng quy định được tuyển thẳng vào cùng ngành ở trình độ cao đẳng;
Người có bằng tốt nghiệp trung cấp và đoạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề quốc gia, có trình độ văn hóa đáp ứng quy định được tuyển thẳng vào trường cao đẳng để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đoạt giải.
Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung một số điểm về điều kiện tổ chức đào tạo liên thông. Cụ thể, để được tổ chức đào tạo liên thông, cơ sở giáo dục đại học có quyết định giao nhiệm vụ mở ngành đào tạo và đã có ít nhất 1 khóa tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học theo hình thức đào tạo chính quy đối với ngành dự kiến đào tạo liên thông.
Giải pháp quản lý của Bộ GD-ĐT sau khi “cởi trói” về mặt tuyển sinh sẽ là siết chỉ tiêu. Dự thảo cho hay, chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy của trường; chỉ tiêu tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học của trường. Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy được xác định theo chỉ tiêu của từng ngành đào tạo, không vượt quá 15% chỉ tiêu của ngành đối với các ngành về khoa học sức khỏe và không vượt quá 20% chỉ tiêu của ngành đối với các ngành khác.
Ngành Y chỉ được phép đào tạo liên thông hình thức chính quy
Dự thảo cũng bổ sung thêm quy định về tổ chức đào tạo liên thông. Theo đó, không áp dụng đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học đối với các ngành Y đa khoa, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Dược sĩ trình độ cao đẳng, đại học
Về điều kiện văn bằng dự thi liên thông, dự thảo đưa ra một số điểm mới như người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Những người có bằng tốt nghiệp Y sĩ hoặc Y sĩ đa khoa được đăng ký tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng. Những người có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng thuộc khối ngành sức khỏe được tuyển sinh đào tạo trình độ đại học các ngành: Điều dưỡng, Hộ sinh, Y tế công cộng, Kỹ thuật y học.
Nguyễn Hùng
Đọc tiếp ...

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN